0909 38 78 68

HÀNG KHÔNG – MŨI NHỌN THÚC ĐẨY KINH TẾ TOÀN CẦU

HÀNG KHÔNG – MŨI NHỌN THÚC ĐẨY KINH TẾ TOÀN CẦU

Năm 2018, các hoạt động của những doanh nghiệp liên quan trực tiếp và gián tiếp đến lĩnh vực hàng không đã đóng gói 225 tỷ đô la cho GDP khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tương đương với toàn bộ GDP của Bangkok.

hàng không - mũi nhọn thúc đẩy kinh tế toàn cầu

Đây là động lực cho sự phát triển của kinh tế toàn cầu

Theo báo cáo của cục Hàng không: Lợi ích do ATAG và Oxford Economics phối hợp thực hiện vào năm 2020 đã phân tích các đóng góp của ngành hàng không đối với nền kinh tế “vượt ngoài biên giới”, đóng vai trò trong việc tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người dân lao động cũng như đóng góp cho sự phát triển bền vững của toàn cầu, trong đó có khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Và theo dự báo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), sau giai đoạn Covid-19 trong những qua, thị trường hàng không nội địa trên toàn cầu sẽ phục hồi vượt mức, theo đó mức phục hồi sẽ  khoảng 93% và riêng đối với thị trường nội địa của Việt Nam thì dự báo sẽ phục hồi ở mức khoảng 96%. 

Cũng theo Hiệp hội này đánh giá, trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới sau đại dịch Covid-19, thị trường Việt Nam hiện đứng ở vị trí số 1. Với xu hướng phục hồi tích cực này và triển vọng của kinh tế toàn cầu, Hiệp hội dự báo thị trường hàng không của nước ta khi bước sang năm 2023 sẽ có những phục hồi mạnh mẽ và rõ rệt.

hàng không - mũi nhọn thúc đẩy kinh tế toàn cầu

Tại phân khúc thị trường này, ngành vận tải hàng không đã tạo ra 944 tỷ USD doanh thu đồng thời hỗ trợ 46,7 triệu việc làm. Với mức tăng trưởng này, trong khoảng hai thập kỷ tới đây dự kiến ngành hàng không sẽ tiếp tục tăng ở mức 4,2%/năm, đạt tốc độ tăng trưởng lớn nhất trên toàn cầu 

Dự án sân bay được mong chờ nhất thế giới

Hiện nay, dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành được kỳ vọng trở thành một trong những mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế của cả vùng và của cả nước. Với mục tiêu xây dựng dự án sân bay Long Thành đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), trở thành sân bay quan trọng của quốc gia, hướng tới là một trong những trung tâm trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực. Trên thực tế, thì không chỉ là điểm trung chuyển mà còn kết nối các hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, phát triển du lịch,..

hàng không - mũi nhọn thúc đẩy kinh tế toàn cầu

Cùng với đó, để phát huy tối đa tiềm năng của sân bay trong tương lai, cần phải có một kế hoạch quy hoạch tổng thể. Với định hướng sau khi được hoàn tất việc xây dựng, triển khai đưa vào khai thác thì cùng với đó Đồng Nai cũng sẽ có được những cơ sở vật chất đi kèm như: các khu công nghệ thông tin truyền thông; trung tâm hội nghị; các khu triển lãm giải trí;…

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã từng phát biểu về việc xây dựng dự án Sân bay Long Thành: Là dự án có ý nghĩa to lớn với sự phát triển nền kinh tế – xã hội, quốc phòng cũng như an ninh của đất nước ta. Là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng số vốn đầu tư lớn nhất từ trước tới nay. 

Sau năm 2030, sân bay Long Thành sẽ trở thành sân bay trung chuyển của khu vực Đông Nam Á và châu Á chính bởi vì vị trí địa lý chỉ với 3 giờ đông hồ có thể bay đến tất cả các nước Đông Nam Á, châu Á, kết nối với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Qua đó, thu hút đầu tư, du lịch, nâng tầm Việt Nam trong khu vực và thế giới không chỉ kinh tế mà cả an ninh quốc phòng.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]

Các tin khác

TIN NỔI BẬT